Bơm hơi và xì hơi quả bóng đá đúng cách

Điều gì xảy ra khi quả bóng của bạn bị xì hơi? Rất đơn giản là sẽ không thể sử dụng để luyện tập hay thi đấu được nữa, bởi đường bóng chỉ căng và quĩ đạo chuẩn khi có được độ tròn và áp suất chuẩn. Trong bài viết này zocker sẽ chia sẻ với các bạn về Bơm hơi và xì hơi quả bóng đá đúng cách. Qua đó, cùng hiểu hơn về quả bóng đá cũng như nhiều điều thú vị xoay quanh môn thể thao “vua” nhé.

Về quả bóng đá và vai trò của ruột bóng đá

qua-bong-da-zocker-Santa

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chúng ta có xu hướng thích đá vào các vật dụng có dạng hình cầu. Đó cũng chính là lý do bóng đá khởi nguồn ở đâu vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, có một điều được công nhận là bóng đá hiện đại được ghi nhận xuất phát từ nước Anh. Bởi đây là nơi có những câu lạc bộ chuyên nghiệp đầu tiên, thể lệ thi đấu ra đời sớm, các phát minh và cải tiến về giày, quả bóng đá cũng được bắt đầu ở quốc gia này.

Quả bóng đá được sản xuất công nghệp đầu tiên ở Anh vào những năm 1900. Nó gồm có 18 dải da bò (đã thuộc) hình chữ nhật hẹp, được khâu lại tạo thành hình khối cầu. Bên trong là bong bóng được làm từ cao su lưu hóa có thể bơm không khí vào. Nghĩa là khá tương đồng với những quả bóng hiện đại ngày nay.

Bóng “xịn” sẽ được may từ da mông bò, còn loại rẻ tiền hơn thì dùng da ở vị trí vai bò. Cách máy các dải da song song với nhau cũng được cải tiến thông qua cách may đan xen để giúp quả bóng giữ được hình dạng tròn hơn cũng như tăng cường khả năng chịu lực.

vai-tro-cua-ruot-bong-da

Khi khâu, người ta lộn ngược bóng từ trong ra ngoài, lúc hoàn thiện thì lộn trở lại, chỉ chừa lại 15 cm ở giữa 2 dải da cạnh nhau. Sau đó mới nhét bong bóng cao su có vòi bơm vào bên trong. Tiếp đó tiến hành bơm hơi, nhét vòi vào trong và tiến hành cột miệng đoạn da trống lại tương tự như buộc dây giày, nhìn chung khá mất thời gian.

Loại bóng da này nặng, nhất là khi thời tiết ẩm ướt, do da bò bị ngấm nước. Thực tế ghi nhận có những trường hợp bóng qua nặng đã gây ra những ca chấn thương tại vùng đầu. Chất lượng quả bóng, khả năng giữ hơi phụ thuộc vào loại da dùng may bóng. Chuyện bóng bị hư ngay khi các trận đấu đang diễn ra không phải là hiếm.

Vào cuối những năm 1930, việc thiết kế và chế tạo bóng có một số tiến triển. Người ta đã bổ sung thêm lớp lót bằng vải cực bền, giúp cố định hình dạng qur bóng cũng như hấp thu chấn động tốt hơn.

Ngày nay, những quả bóng đá hiện đại thường gồm nhiều lớp: Lớp da bọc ngoài là vật liệu tổng hợp hoặc PU, nhẹ và bền, có khả năng chống thấm nước tốt; Lớp ổ vài đệm; Lớp vải bồi, thường từ 3 – 5 lớp vải được xen kẽ với polyme; Trong cùng là lớp ruột, thường là bylia với thành phần 70 – 80% cao su, với độ bền cao và khả năng giữ khí tốt.

Ruột bóng thường có dạng hình tròn. Nó có nhiệm vụ giữ khí và điều khiển dòng khí ở bên trong. Khi được bơm căng, nó làm nở lớp vỏ bên ngoài, giúp bóng có được độ tròn cần thiết và tạo ra độ nảy.

Cách bơm và xì hơi quả bóng đá đúng chuẩn

bom-va-xi-hoi-qua-bong-da

Thông thường, khi mua quả bóng đá, bóng sẽ không được bơm căng ngay, do lo ngại trong quá trình vận chuyển có thể bị chèn ép, gây móp méo. Tuy nhiên, các cửa hàng sẽ kèm luôn kim bơm để khách hàng có thể tự bơm khi cần thiết. Khách hàng cũng có thể yêu cầu bơm bóng ngay tại cửa hàng để khi mang về có thể dùng luôn.

Mặc dù vậy, trong quá trình sử dụng thì bóng vẫn bị xuống hơi nhiều lần và cần được bơm lại. Nguyên nhân chủ yếu là ruột bóng được cấu tạo từ các phân tử, và giữa chúng có khe hở và không khí có thể lọt qua. Điều khác biệt nằm ở chỗ bóng đạt chuẩn FIFA, sau 03 ngày được bơm thì áp suất không giảm, vẫn giữ trong khoảng từ 8.5 – 15.6 PSI, và để lâu thì cũng giảm rất ít. Trong khi bóng giá rẻ thì từ chất liệu da kém, lớp vải bồi ít, đường may bị nhe… nên thoát khí rất nhanh, thường xuyên phải bơm, khá bất tiện.

bom-va-xi-hoi-qua-bong-da-2

Các bạn nếu thường xuyên chơi bóng đá, mua bóng thì cũng nên “thủ” sẵn kim và bơm tại nhà để có thể tiện sử dụng mỗi khi cần. Dưới đây là một số bước giúp bơm quả bóng đá đúng cách.

– Làm ướt kim trước khi đưa vào vòi của bơm và bóng: Điều này giúp kim có được độ trơn nhất định trước khi đưa vào trong vòi. Do vòi được làm từ cao su nên khi đưa kim bơm vào sẽ bị rít, và như vậy, người dùng cần phải dùng lực nhiều, ấn mạnh, dẫn tới dễ bị hư vòi hoặc hỏng kim. Chất được dùng để bôi trơn ở đây có thể là: Dầu khoáng, dầu van hoặc silicon…

– Chia thành nhiều nhịp bơm: Nhịp đầu tiên cần chú ý để đảm bảo hơi vào được bên trong ruột quả bóng. Nếu như vòi hơi bị chệch thì rất có thể sẽ khiến thụt luôn vòi bơm vào trong. Ở các nhịp bơm kế tiếp các bạn cần đảm bảo bơm đều tay, không để bóng bị quá căng, nên vừa bơm vừa liên tục sử dụng tay để ấn nhẹ vào bóng để kiểm tra độ căng. Nếu bơm được gắn với đồng hồ đo áp suất là tốt nhất.

– Kiểm tra chỉ số: Áp suất trong bóng được đo bằng PSI hoặc BAR. Khi sử dụng đồng hồ đo áp suất các bạn chỉ để bóng đạt tới độ căng nhất định. Nếu chưa đủ thì bơm thêm, còn nếu dư hơi thì phải xì bớt ra.

bom-va-xi-hoi-qua-bong-da-3

Cách để xì bớt hơi quả bóng khá đơn giản. Các bạn chỉ cần dùng kim bơm bóng, chọc vào quả bóng sau đó ép nhẹ bóng để hơi ra bớt, rồi rút kim ra. Ngoài ra, việc sử dụng Đồng Hồ Đo Áp Suất Bóng có thiết kế van xả khí giúp thoát khí nhanh chóng, điều chỉnh áp suất của bóng một cách đơn giản và tiện lợi

Sau khi bơm xong, các bạn dùng tay để dập bóng vài lần, giúp không khí được lan tỏa đều khớp bên trong ruột bóng. Đối với bóng cũ thì sau khi rút kim nên để ý tại van xem hơi có bị xì hay không.

Cách bơm và xì hơi quả bóng đá nêu trên các bạn cũng có thể áp dụng cho nhiều loại bóng khác nhau, bao gồm cả bóng rổ, bóng chuyền…

Cách bảo quản quả bóng đá

cach-bao-quan-qua-bong-da

Sau đây zocker sẽ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm, giúp bảo quản quả bóng đá luôn ở trong tình trạng tốt, sẵn sàng cho tập luyện và thi đấu nhé.

– Làm sạch bóng: Sau mỗi lần sử dụng các bạn nên làm sạch bóng. Dùng khăn ẩm để lau toàn bộ bề mặt, giúp loại bỏ bụi bẩn.

– Bảo quản bóng không dùng: Nếu vì lý do nào đó bạn nghỉ tập luyện một thời gian, bóng không được sử dụng thường xuyên thì bạn nên xì bớt hơi, không cần thiết phải ép hết không khí ra ngoài. Điều chúng ta cần làm mềm một chút để các bộ phận của trái bóng, nhất là ruột được “nghỉ ngơi”.

– Không nên đứng trên quả bóng: Điều này làm hỏng cấu trúc, khiến bóng bị cong vênh, tạo thành hình dạng thuôn dài (giống như bóng bầu dục). Việc ngồi trên quả bóng cũng dẫn tới kết quả tương tự.

– Không nên đá bóng vào tường quá nhiều: Đá bóng vào tường là cách được nhiều người chọn để tập chạm bóng nhanh cũng như phát triển các động tác chân khéo léo. Tuy nhiên, lặp lại thường xuyên khiến bóng bị biến dạnh và cong vênh. Thay vào đó bạn nên cân nhắc tìm 1 đồng đội đề cùng tập.

– Không chơi bóng trên các bề mặt không phù hợp: Gồm các bề mặt nhám, có khả năng mài mòn cao như bê tông, sỏi, nhựa đường. Chỉ nên sử dụng bóng trên các bề mặt phù hợp như sân cỏ tự nhiên, sân cỏ nhân tạo, sân futsal (đối với quả bóng đá futsal).

Trên đây là một số chia sẻ từ Zocker về Bơm hơi và xì hơi quả bóng đá đúng cách. Mong rằng các bạn có thêm được nhiều thông tin bổ ích về cách dùng và bảo quản bóng. Nếu còn thắc mắc nào khác, hoặc có nhu cầu mua quả bóng đá, giày bóng đá, phụ kiện thể thao… hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *